Montag, 4. Juli 2016

Chỉ đường

Thời buổi kỹ nghệ tân tiến thế kỷ 21 này người ta quen thuộc với cái hệ thống "na vi gà xông xít tầm"[1] (là cái máy be bé gắn ở trên kính xe trước của bạn dùng để chỉ đường chứ không phải là quả na tí hon hay món gà xông hoặc vịt tiềm gì đâu ạ) hơn là những cái bản đồ chỉ đường xếp ba xếp bảy mà mỗi lần mở ra xem là cũng coi như vất đi luôn bởi vì tôi không tài nào gấp nó lại như cũ được. Tôi vốn đù đờ như vậy nên vẫn tìm địa chỉ theo phương pháp cỗ lỗ sĩ, tức là tìm phương hướng theo "địa hình ", là … hỏi đường bằng miệng vì "đường nào cũng dẫn đến La-Mã" cả. 
 
Tôi không có nhu cầu đi thăm thành phố lịch sử La-Mã mà nghe mọi người kháo nhau rằng ở Hòa-Lan, sát biên giới "Á khần"[2] thứ bảy hàng tuần có họp chợ trời (chợ trời đây có nghĩa là chợ họp ở ngoài trời chứ không phải là chợ họp trong nhà, là siêu thị), bán trái cây tươi, trứng gà hai tròng, tôm cá mực còn dãy đành đạch, thỉnh thoảng cũng có ông bán hàng rao ơi ới ... nói chung là tương đối giống kiểu chợ ở Việt Nam. Tôi bèn nhấc điện thoại lên gọi cho một bà chị quen:
-        Bác chỉ em đường đến cái chợ ở bên Hòa-Lan với tí !
-        Dễ thôi, em đi đến cái cây xăng gần nhà chị …
-        Gần nhà bà có tới 3, 4 cây xăng lận bà ơi !
-        Cây xăng gì màu xanh xanh đó!
-        À, a rang tăng tên lơ[3]
-      Ờ đúng rồi, cái gì a a đó, xong em quẹo trái, đi thẳng miết khi nào gặp cái nhà ở giữa đường thì quẹo trái nữa, đi qua một cái nhà thờ thì tới ngã ba, chạy tiếp xéo xéo mé trái một hồi thì thấy một bãi đậu xe, đi tiếp tới ......


Sau hơn hai tiếng hỏi đường tôi đành đánh bạo leo lên xe khởi hành đi dù chẳng biết có tìm ra không. Thế mà tôi cũng mò đến được "cái nhà ở giữa đường", cũng thấy cái bãi đậu xe và cũng tìm ra được chỗ họp chợ.
Đây không phải là lần đầu tôi được chỉ đường theo kiểu … "phát huy định hướng theo phương pháp cổ truyền" này. Người Việt chúng ta có một đặc thù là ít khi nào chịu nhớ địa chỉ, nhưng rất chịu khó nhớ các chi tiết để đi đến địa chỉ đó. Có một lần tôi đi thăm gia đình thằng em ở mãi "Bẹt liên[4]". Biết tôi dân "nhà quê lên tỉnh" nó đưa cho tôi cái "gà xông vịt tiềm" của nó để khỏi sợ lạc đường. Đi chơi chán chê thủ đô tôi nảy ý định muốn đi mua đồ men sứ ở một khu chợ Việt Nam (cũng do bà chị quen kể ở khúc trên ... giới thiệu). Tôi gọi cho thằng em:
-        Cậu chỉ chị đường đến chỗ chợ Việt Nam mua ít đồ, chị đang ở đường ....
-        À, vậy thì chị đi tới cái ngã tư bự thiệt bự, qua ba cái đèn xanh đèn đỏ, nhìn thấy ngôi sao Mercedes trên một cái nhà cao tầng thì quẹo vào con đường tối tối, đi tới cuối đường quẹo phải thấy cái hàng rào ...
-        Cậu cho chị địa chỉ, chị gài vào cái "gà xông vịt tiềm" cho dễ.
-        Em không nhớ địa chỉ đâu, mà chị cứ đi như em chỉ là tới ngay ấy mà !
Không còn cách nào khác tôi cũng bấm bụng đi tìm ngôi sao "mẹc sa đì" y như trong truyện ba ông vua theo ánh sáng một ngôi sao để tìm đến chúa hài đồng trong máng cỏ. Nhưng đến nơi thì không có tiệm nào bán đồ men sứ cả. Một ông bán hàng người Việt sốt sắng chỉ tôi đi "qua một đường xe điện, tới trạm xe buýt số 255 thứ ba bên trái, thấy tấm quảng cáo đồng hồ mà bóng đèn thứ hai bị cháy thì quẹo phải, đi tiếp tới sân chơi con nít, nhưng không quẹo chỗ đó mà quẹo vào ngã tư sau ...".
Đến khuya hôm ấy thì tôi lái hết một bình xăng, bị hai lần chụp hình vượt đèn đỏ, xém tí nữa thì cán chết một con chó, nhưng cuối cùng rồi cũng tìm ra chỗ bán đồ men sứ. Sau này tôi vô tình đọc báo quảng cáo thì biết được địa chỉ của trung tâm thương mại ấy. Giá lúc đó tôi biết được địa chỉ thì chỉ cần ... 2 phút lái xe tôi đã đi đến đó rồi.

Nói tóm lại tôi rất tự hào mình là con cháu Lạc-Hồng, nhưng không lạc ... đường, không bị lệ thuộc vào những phát minh của thế kỷ như bản đồ xếp, bảng chỉ đường, hệ thống "gà xông vịt tiềm" v.v … mà vẫn "đi đến nơi, về đến chốn" tuy có hơi hao xăng, phí ... nước bọt một tí.
Và nếu bạn nào muốn ăn điểm xấm hay đồ ăn tàu chính hiệu mà không phải đi xa thì tôi xin giới thiệu một nhà hàng ở "Mát thích"[5], nếu đi từ "Á khần" thì bạn đi qua chỗ bộ lao động cũ, qua cái "Ba cát sờ"[6] và trạm xăng màu cam cam, trạm xăng màu xanh xanh thì ở gần khúc nhà bà chị người quen của tôi, nếu bạn đi lỡ đến trạm xăng màu đen đen thì bạn đã đi quá xa rồi, phải quay đầu lại, rồi nép bên phải để ra "Ao tô ban"[7], đi thẳng qua biên giới Hòa-Lan, khi nào thấy con đường rẽ đôi thì giữ luồng bên phải, đi thẳng đến hết đường thì quẹo phải, trước khi đến một cái cầu to nhưng hơi cũ sẽ gặp một ngã tư đèn xanh đèn đỏ, quẹo trái, đi thẳng hoài sẽ gặp một ngã ba có xe lửa chạy qua, quẹo phải đi tiếp thêm chừng vài phút sẽ thấy nhà hàng nằm phía bên tay trái, bên cạnh là một quán cà phê, tôi chưa vào uống thử nhưng chắc là ngon vì tôi thấy đông khách lắm, đối diện với nhà ga xe lửa.

Bạn hỏi tôi tên đường là gì hả ? Cái này thì tôi không thể nào trả lời bạn được vì có bao giờ tôi nhìn xem cái bảng tên đường nó nằm ở chỗ nào ? Mà có thấy tôi cũng chẳng làm sao nhớ được cái tiếng Hòa-Lan lạ lẫm ấy nổi.

Tái bút: Tuy "Mát thích" chỉ cách "Á khần" khoảng 30km, tôi đề nghị bạn nên đổ đầy bình xăng, dự trữ đầy đủ nước và đồ ăn trong xe trước khi khởi hành, nếu có túi ngủ mang theo thì càng tốt.

March 2010

Chinees-Indisch Restaurant "Wen Chow" te Maastricht
*** Wegweiser ***

Im einundzwanzigsten Jahrhundert ist man mehr mit den hochmodernen Navigationssystemen in Form eines kleinen - für mich eher winzigen – Geräts als mit dem gewöhnlichem Falt(Falk)plan vertraut, der so geschickt gefaltet ist, dass es für mich jedes Mal ein Puzzelspiel ist, ihn wieder in den Urzustand zu bringen. Da ich weder mit dem Faltplan noch mit den modernen sprechenden Wegweisern, wie z.B. ein Navigationssystem, klar komme, bevorzuge ich immer noch das traditionelle Mittel, nämlich die mündliche Kommunikation mit meinen Erdmitbewohnern: Nach-Dem-Weg-Fragen, denn „alle Wege führen nach Rom“.

Ich hatte bislang noch keinen Bedarf, die historische Stadt Rom zu besuchen, sondern eher mal die Neugierde, zu einem Wochemarkt in den Niederlanden zu fahren, von dem meine Landsleute schwärmen. Ich wusste nur, dass er in der Nähe der deutschen-niederländischen Grenze ist. Es findet samstags ein Markt statt, und dort kann man frisches Gemüse, große zweidottrige, nicht schlottrige, Eier, lebende Fische und andere Meeresbewohner zu niedrigen Preisen erhalten (natürlich muss die Ware kistenweise erworben werden, um später zu Hause feststellen zu müssen, dass man in dem Kaufwahn vergessen hat, eine entsprechend große Gefriertruhe zu besorgen). Jedenfalls lockte mich der Ruf dieses Wochenmarktes sehr, denn er erinnerte mich an die offenen Märkte in Vietnam, wo auch alles zu feilschen gab.

Ich wählte die Nummer einer guten Bekannten von mir:
-        … Sag mal, wo ist der Wochenmarkt, der immer samstags in Holland an der Grenze stattfindet?
-        Er ist sehr einfach zu finden, an der Tankstelle in der Nähe meiner Wohnung links abbiegen …
-        Welche Tankstelle ? Bei Dir in der Nähe sind 3 Tankstellen …
-        Die mit der blauen Farbe.
-        Ach, du meinst die Aral Tankstelle?
-      Ja, ja, irgendetwas mit a a, dort biegst du links ab, dann immer geradeaus bis du das Haus mitten auf der Straße triffst, dann nach links, wenn Du daraufhin an einer Kirche vorbeikommst, nimmst Du nicht an der nächsten Gabelung, nicht der geradeaus weisende Straße, sondern hälst Du dich dann links und fährst weiter, bald siehst du dann einen Parkplatz. Dort ist der Markt …
Nach diesem Mehr-Als-Zwei-Stunden-Gespräch wagte ich mich in den Wagen einzusteigen, mit der Gewissheit, dass weder ein Navigation noch ich, das Haus mitten auf der Straße finden würde. Wie von Gottes Hand geführt, habe ich den Wochenmarkt gefunden, vorbei an dem Haus mitten auf der Straße, der Kirche, dem Parkplatz und den weiteren unverkennbaren Wegweiser, als ob sie schon immer da waren, um Ungläubige wie mich, den richtigen Weg zu weisen.
Es war nicht das erste Mal, dass ich solche informative Hinweise als Wegbeschreibungen zu hören bekam. Es ist eine Eigenart von uns Vietnamesen, anstatt die einfache Adresse mit Straßennamen und Hausnummer zu merken, prägen wir uns diverse Besonderheiten, die für uns einen Weg beschreiben, wie die Geschichte von Däumling und seinen Gebrüder, die von ihren Eltern im Wald abgesetzt wurden und nur mit Hilfe von Kieselsteinen, die Däumling unterwegs gestreut hat, den Weg nach Hause wiedergefunden haben.

Eines Tages besuchte ich meinen Bruder und seine Familie in Berlin. Er hat mir sein Navigationssystem ausgeliehen, das zufällig von Falk ist, aber nicht zusammenfaltbar schien, damit ich mich in der großen Hauptstadt nicht verfuhr. Nach dem meine kulturelle Neugier mit mehr oder weniger Nutzen des technischen Hilfsmittels, bezüglich Reichstag, Ku-Damm, Schloß Bellevue usw. gesättigt war, wollte ich zu einem Vietnam-Zentrum fahren, wo es vietnamesische Porzellanwaren zu sehr günstigen Preisen verscherbelt wurden. Ich rief meinen Bruder an:
-        Ich möchte zum Einkaufzentrum … um einige Sachen zu besorgen, wo ist das? Ich befinde mich jetzt in der Strasse …
-        OK, dann fährst Du zu einer großen Kreuzung, vorbei an drei Ampeln, dann siehst Du auf dem Dach eines Hochhauses den Mercedes-Stern, dort biegst Du in eine dunkle Straße ein,  die Du bis zum Ende fährst, dann siehst du ein paar Zäune …
-        Gib mir die Adresse, dann speise ich sie in dein Navi ein, denn ich befürchtete, dass mich das Navi, bei Eingabe eines Sterns nach Israel schickt.
-        Weiß nicht, wie die Adresse lautet, folge einfach meinen Anweisungen, du findest es schon!

Mitten in Berlin suchte ich den Stern nach Bethlehem. Und ich fand ihn, sogar noch am selben Tag. Aber dort war nicht das richtige Einkaufzentrum, wo schönes weißes Porzellan verkauft wurde. Ein vietnamesischer Verkäufer war so freundlich und hat mir den Weg zu einem anderen Einkaufszentrum gezeigt: „eine Straßenbahnhaltestelle überqueren, bis zur dritten Bushaltesstelle der Linie 255 an der linken Seite, wenn man dort ein großes Werbeplakat sieht, wo die zweite Lampe anscheinend längst kaputt ist, rechts abbiegen, weiter bis zu einem Spielplatz, aber nicht dort, sondern an der nächsten Kreuzung abbiegen …. “. Leider vergaß ich zu fragen, für was das große Plakat Werbung macht und wie die zweite kaputte Lampe gefunden wird, d.h. ob ich von links oder rechts anfangen sollte zu zählen. Die wissenden Augen des Verkäufers ließen auch keine Frage bzgl. des Endziels des Busses der Linie 255 zu.
Aufgrund dieser fehlenden Details erreichte ich das berühmte, und wahrscheinlich aufgrund genauer Wegbeschreibungen, berüchtigte Porzellangeschäft um Mitternacht, erschöpft, Tank leer, zweimal geblitzt weil über Rot gedüst, einen Hund fast überfahren, der es gewagt hat, ein Werbeplakat zu verstecken. Später habe ich durch Zufall die Adresse des Porzellanladens aus einer Werbebroschüre herausgefunden: Marzahner Straße, Nummer 17.

Trotz aller dem bin ich sehr stolz, Nachkommen eines Volkes zu sein, das sich nicht zum Sklaven von Faltplänen, auch nicht patentierten, von jeglichem Verkehrzeichen bzw. -regeln und teueren Navigationssystemen gemacht hat. Ich finde immer mein gesuchtes Ziel, abgesehen vom Benzinverbrauch und nötigem Speichelverlust.  
Und falls jemand von Euch authentisches chinesisches Essen genießen will, aber nicht nach Hong Kong fliegen möchte, beschreibe ich Euch den Weg zu einem chinesischen Restaurant in Maastricht. 
Ihr fahrt Richtung zum altem Arbeitsamt, vorbei an einer Sparkasse und an einer orangefarbenen Tankstelle – die blaue Tankstelle befindet sich in der Nähe der Wohnung meiner oben erwähnten Bekannten – solltet Ihr die schwarze Tankstelle gesehen haben, dann seid Ihr schon zu weit gefahren und musst umkehren, dann rechts halten bis zur Autobahnauffahrt, über die Grenze weiterfahren bis die Straße sich gabelt, nehmt die rechte Spur, fahrt bis zum Ende der Straße bis es nicht mehr geht, dort an einer sehr große Kreuzung rechts abbiegen, fahrt bis zu einer alten Brücke, aber die Brücke nicht überqueren, d.h. diese Wegbeschreibung erst bis zum Ende lesen, sondern vorher links abbiegen, dann sieht Ihr ein Eisenbahngleis, das ziemlich verrostet aber noch befahrbar ist, leider jedoch nicht von Autos, dort müsst Ihr scharf rechts abbiegen. Das Restaurant befindet sich gegenüber vom Hauptbahnhof (Maastricht), nebenan ist eine Cafebar für erschöpfte Wegsuchende in Maastricht. Der dortige Kaffee sollte gut sein, ich habe dort bisher noch keine Tasse Kaffee getrunken, weil Benzinrechnungen immer sehr hoch sind, aber der Laden sieht jedoch gut besucht aus, wahrscheinlich von Radfahrer. 
Ihr fragt mich, wie die Strasse heißt? Leider muss ich passen. Ich habe es nicht nötig, nach Straßennamen umzugucken. Selbst wenn ich es getan hätte, wie könnte ich mir den niederländischen Namen merken? Niederländisch ist mir eine völlig fremde Sprache.

P.S.: Obwohl Maastricht nur etwa 30km von Aachen entfernt ist, empfehle ich Euch, vor der Abfahrt voll zu tanken und genug Wasser und Proviant mitzunehmen. Ein Schlafsack wäre auch nicht verkehrt.

[1] Navigationssystem
[2] Aachen
[3] Aral Tankstelle
[4] Berlin
[5] Maastricht
[6] Sparkasse
[7] Autobahn

Freitag, 1. Juli 2016

Chuyện cô Hạnh


Mẹ tôi ngao du đi Úc thăm bác tôi, các cụ tuổi 8x hết rồi, gặp nhau toàn kể chuyện đời xửa đời xưa, một thuở mơ huyền ... mờ. Vô vàn chuyện về châu lục "miệt dưới" down under này. Nào là khu chợ Việt Nam chả thấy thằng Úc nào lảng vảng, nào là muốn hỏi đường phải xuống xe đi bộ mỏi cẳng mới gõ cửa nhà ai đó được, nào là "nó ngồi trong xe giống mình vầy nè mà lái bên kia kìa con, ngộ lắm". Nhưng chuyện làm tôi "một phút suy tư" lại là chuyện cô Hạnh.

Cô là người yêu của bác tôi lúc bác còn là một bác sĩ quân y đẹp trai, có phòng mạch tư, có xe hơi do ... ông ngoại tôi sắm để sáng sáng chở ngoại đến tòa án cho ... oai vì ngoại không may mắc bệnh Polio hồi còn bé nên liệt một chân không lái xe được. Sẵn đây xin kể thêm là xe ngoại mua cho bác nhưng tài xế lại là ... bố tôi, vì đời nào bác sĩ quân y đẹp trai chịu khuất phục cụ hủ nho. Bố tôi chăm chỉ chở ngoại đi làm, đi chơi, đi bất cứ nơi nào ngoại muốn vì ngoài những nghĩa vụ "xốp-phơ"[1] bất đắc dĩ ấy bố tôi lấy xe chở mấy chị em tôi lên Thủ đức thả diều, câu cá hay đi "dã ngoại" Vũng tàu tắm biển, ăn sương sa hai màu béo ngậy mùi dừa, "nằm nghe sóng vỗ từng lớp xa"[2].

Lúc đó tôi còn quá bé, não chỉ "lưu trữ dữ liệu"[3] nào cần thiết cho việc phát triển cơ thể như tiệm kem Brodard nằm gần rạp Rex, chè Hiển Khánh ở đường Phan Đình Phùng, phở Hiền Vương ở đường ... Hiền Vương, nội nhớ hết tên đường Sài gòn để đủ sức thi đậu vô trường Lê Quí Đôn là đã "quắc cần câu" rồi, còn chỗ đâu mà nhớ khuôn mặt trái soan khả ái, thanh thanh tú tú của cô Hạnh nữa. Mẹ tôi nói bác giờ lẫn nhiều nhưng có lần hàn huyên về những chuyện thời ... Bảo Đại còn tắm sông, bác kể vanh vách đường nhà cô Hạnh, nhớ cả số nhà, vì trong khu chung cư nên còn thòng thêm cả abc gì đấy để phân biệt.
"Meo“ cho con bạn, thế là nó hùng hổ:

- Mày kể chuyện nhớ số nhà người yêu làm tao nhớ một việc là ba của anh bếp công ty tao, đi Mỹ lâu rồi, tới khi về Việt Nam chơi, ông nhất quyết đòi chở tới nhà một người yêu trong mộng mà ông không lấy được. Tới nơi rồi, gặp nhau ông mới chịu yên lòng, sau đó không nói gì nữa. Không biết là bằng lòng hay vỡ mộng.  Tình yêu đơn phương cho nên bà này không hề biết.

Lan man bàn chuyện "khi xưa ta bé ta ngu"[4]
 
Anh hiên ngang giơ súng ngay tim
Bang bang.....
Ta yêu nhau như lũ bé con

nó hỏi tiếp:

- Ngoài ra tụi bay biết bài hát "Bài không tên cuối cùng" của Vũ Thành An không ? Ổng đặt bài này để kỷ niệm mối tình xưa, sau đó ổng gặp lại người yêu cũ, cô này nói chồng cô ghen vì bài hát đó, nghi ngờ không biết cô còn nhớ ổng hay không, và cô sống không hạnh phúc với chồng. Vũ Thành An hối hận, viết thêm đoạn dưới, tao có in đậm màu xanh cho tụi bay xem. 

Trong đám bạn tôi, có nhiều chuyện tình à la "khi xưa ta bé ta ngu, ta lấy dây thun ta bắn ... " (chú thích: vần "u" cũng có nhiều chữ rập vào câu được, đồ vật thì chẳng hạn như bắn cái lu, bắn xích đu, người thì chẳng hạn bắn thầy tu, bắn Chu Du, thú vật thì chẳng hạn bắn cá thu, bắn chim cu vân vân). Vì vậy tôi mạn phép đăng lên đây "lời cuối cho một cuộc tình" của nhạc sĩ Vũ Thành An thay cho lời tạ tình của bác tôi gởi đến cô Hạnh.

Nhớ em nhiều nhưng chẳng nói
Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Ôi đớn đau đã nhiều rồi
Một lời thêm càng buồn thêm
Còn hứa gì ?

Biết bao lần em đã hứa
Hứa cho nhiều rồi lại quên
Anh biết tin ai bây giờ
Ngày còn đây người còn đây
Cuộc sống nào chờ

Này em hỡi
Con đường em đi đó
Con đường em theo đó
Sẽ đưa em sang đâu
Mưa bên chồng, có làm em khóc, có làm em nhớ
Những khi mình mặn nồng.

Này em hỡi
Con đường em đi đó,
Con đường em theo đó
Đúng hay sao em ?
Xa nhau rồi
Thiên đường thôi lỡ
Cho thần tiên chấp cánh
Xót đau người tình si

Suốt con đường ai dìu lối
Hãy yêu nhiều người em tôi
Xin gửi em
Một lời chào, một lời thương, một lời yêu
Lần cuối cùng

***
Nhớ rất nhiều câu chuyện đó
Ngỡ như là vừa hôm qua
Tôi ước ao có một ngày gặp lại em,
hỏi chuyện em lần cuối cùng

Vẫn con đuờng, con đuờng cũ
Vẫn ngôi truờng, ngôi truờng xưa
Mưa vẫn bay như hôm nào
Người ở đâu, mình ở đây bạc mái đầu

Này em hỡi con đuờng em đi đó,
con đuờng em theo đó chắc qua bao lênh đênh
Bao gập ghềnh có làm héo hắt,
có làm phai úa nét môi đẹp ngày nào 

Này em hỡi con đuờng em đi đó,
con đuờng em theo đó đúng đó em ơi !
Nếu chúng mình đã thành đôi lứa,
chắc gì ta đã thoát ra đời khổ đau

Nếu không còn gặp lại nữa,
giữ cho trọn ân tình xưa
Tôi gửi em lời nguyện cầu,
đuợc bình yên, đuợc bình yên về cuối đời

À, bạn nào biết đánh đàn ghi-ta thì lôi "ẻm" ra xài nhé, vì bài sau của nhạc sĩ Vũ Thành An hoàn toàn đúng theo điệu của bài gốc khi chưa "hối hận".

Không có hình cô Hạnh tôi đăng tạm hình chị của mẹ, cũng đẹp không thua gì cô Hạnh, chỉ khác là đẫy đà hơn và không "tóc xõa bờ vai" mà "phi-dê"[5] theo mốt thời bấy giờ.


Hậu chuyện cô Hạnh (không phải Hậu Cô gái Đồ Long)
 
Nhạc sĩ Vũ Thành An không phải chỉ là người có tài mà còn có ... can đảm thú nhận "con đuờng em theo đó đúng đó em ơi !", vì chị tôi sau khi đọc "chuyện cô Hạnh" đã "phây"
[6] cho tôi:
- Cô Hạnh ngày xưa của bác sĩ quân y đẹp trai không "tóc xõa bờ vai" mà là demi-garçon !!!

Tôi:
demi-garçon là của Phạm Duy[7] chị ơi, không phải "gu" của Vũ Thành An nên em ... đội tóc giả cho cô Hạnh.

Chị:
- Đây, chị mượn mấy câu thơ của Thanh Nguyên nói đúng tâm trạng bác sĩ quân y đẹp trai, chị có sửa thời gian 40 năm cho thích hợp ... giống em (công nhận chị tôi thông minh, học hỏi nhanh chóng, thích nghi quyết liệt).

40 năm tưởng tình như đã cũ
Mà ngờ đâu ngày đó vẫn tinh nguyên
Vẫn nhớ nhung ray rứt ở trong tim
Mặc dù biết đó chỉ là mộng tưởng
40 năm mốc thời gian lặng lẽ
Âm thầm qua tóc ngã mấy độ sương
Vẫn thấy tiếc, thấy thương ngày tháng đó
40 năm tình đâu dễ cũ mòn ...!!!!
(Thơ: Thanh Nguyên, 30 năm tình cũ - Nhạc: Trần Quảng Nam)


[1] Chauffeur (tài xế)
[2] Biển tình - Lam Phương
[3] store data
[4] Khi xưa ta bé, nhạc Pháp do Phạm Duy chuyển sang lời Việt
[5] từ tiếng tây frisée, có nghĩa là tóc uốn
[6] viết tắt của facebook
[7] Cô Bắc Kỳ nho nhỏ (Phạm Duy - Thơ: Nguyễn Tất Nhiên)