Mittwoch, 27. März 2013

Thực tập / Praktikumsbericht

Mới đây con gái tôi phải đi thực tập 2 tuần (bên Đức học sinh trung học phải đi thực tập 2 tuần ở lớp 10). Tôi thuộc về phe hoàn toàn đả kích việc đi thực tập bất cứ là ở trường học hay trong nghề nghiệp. Thứ nhất, đó là một việc làm lãng phí thời gian. Thứ hai, tôi xin trích dẫn lời của một ông thầy: "Nếu cho rằng việc đi thực tập là để học sinh có một khái niệm về nghề nghiệp và kinh tế thị trường thì đơn giản là người ta đã biến mục tiêu đó thành kết quả" (nói nôm na là một việc làm ... vô bổ không đem lại kết quả gì cả).

Và bài tường trình của con gái tôi về 2 tuần đi làm thực tập của nó đã khẳng định rằng cái quan niệm của tôi về sự vô bổ ấy quả là không sai tí nào.

Bài tường trình

Trước tiên tôi phải nói rằng làm giáo viên tiểu học không phải là một nghề tôi hằng mơ ước, mà thật sự tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến là sau này tôi sẽ trở thành cô giáo. Việc tôi phải đi thực tập làm giáo viên tiểu học chẳng qua chỉ là một giải pháp tạm thời vì tôi đã lơ là việc đi tìm kiếm một chỗ thực tập như ý. Thật ra tôi định tìm một chỗ trong ngành kiến ​​trúc hoặc thiết kế họa đồ, mặc dù đó cũng không phải là ngành nghề tôi thực sự muốn theo đuổi. Tôi cũng đã đi hỏi và nộp đơn xin ở nhiều nơi, nhưng hình như họ không thiết tha gì nhận học trò vào thực tập cho vướng chân vướng cẳng nên tôi bắt buộc phải kiếm đại chỗ nào đấy cho xong. Do hồi đó tôi đã học ở trường tiểu học KGS nên tôi nghĩ rằng tôi có thể thử xin một chân thực tập ở đó xem có được không.

Và như thế câu trả lời cho câu hỏi liệu qua việc thực tập thì cái nguyện vọng về nghề nghiệp của tôi có chắc chắn hơn hoặc có thay đổi gì không thì tôi xin trả lời rằng: tất nhiên, có chứ. Hai tuần lễ thực tập này đã xác định rõ hơn nữa ác cảm của tôi với cái nghề này. Những ai thích theo ngành  sư phạm và đặc biệt là muốn trở thành giáo viên tiểu học thì điều kiện tối thiểu phải có là họ phải yêu mến trẻ em, kiên nhẫn, và có khả năng đáp ứng các nhu cầu của mấy đứa con nít. Những phẩm chất này tôi cũng có, nhưng chỉ có ở một mức độ nhất định mà thôi.

Sau khoảng một tuần thực tập thì tôi cảm thấy công việc trông dạy trẻ bắt đầu làm tôi mất thiện cảm. Các em học trò tuy rất dễ mến nhưng riêng cá nhân tôi thì tôi không thể chấp nhận được là ngay cả qua một thời gian chỉ dạy lâu dài chúng nó cũng chẳng chịu tiếp thu, học tập gì cả. Tôi cũng biết rằng mình không phải là người có tính kiên nhẫn cao độ, nhưng tôi vẫn có thể tự chủ, kiểm soát được bản thân mình trong hầu hết các trường hợp. Tuy vậy nếu bạn phải làm việc mỗi ngày với đám trẻ con mà chúng nó cứ ngớ ra với những sự việc mà đối với bạn rất ư là tự nhiên dễ hiểu, thì đến lúc nào đó chính bạn cũng phát rồ lên vì không chịu được nữa.

Điều này đã xảy ra với tôi, và tôi cũng tự biết rằng đó là do cá tính của tôi mà thôi. Tôi cũng có thấy nhiều giáo viên coi việc giảng dạy là niềm vui và họ thực sự yêu cái nghề gõ đầu trẻ này. Cũng có thể là do tôi còn quá trẻ để có được đức tính kiên nhẫn ấy, nhưng quả là tôi không thể tưởng tượng được rằng cái ác cảm của tôi đối với cái nghề cao quý này đến lúc nào đó sẽ biến mất đi. Tôi cũng hiểu rằng tất cả những gì chúng nó học bây giờ là những kiến ​​thức cơ bản và tất nhiên là một thách thức lớn đối với hầu hết các trẻ em chứ không phải là một thách thức đối với tôi. Cũng có nhiều người có thể chấp nhận, bỏ qua được là chúng nó còn non dại chưa biết gì, nhưng tôi thì không đời nào.

Ngoài ra có những trường hợp mà tôi xin lỗi phải nói rằng trình độ của chúng nó quá ư là kém cỏi so với lứa tuổi và cấp lớp của chúng. Các em học sinh thật ra rất dễ mến và dễ thân thiện, nhưng có nhiều hành vi của chúng mà tôi không thể nào chấp nhận hoặc chịu đựng được. Như tôi đã nói, trong tuần lễ đầu tôi không lấy thế làm phiền, nhưng về lâu dài nó đã trở thành một nỗi đau khổ của tôi. Tôi thật sự sợ hãi mình sẽ có một kết thúc như những người giám thị trông nom đám trẻ con ở đấy. Họ đi tới đi lui trong trường như những kẻ mắc bịnh tâm thần và không biết phải làm gì khác hơn là cảnh cáo, than phiền hoặc đe dọa đám trẻ con. Điều đó không có gì là quá lố cả. Đôi khi chúng nó cần phải được răn trị như vậy mới ngoan ngoãn ra được một chút. Nhưng nếu bạn cứ phát điên lên, chạy vòng vòng la mắng hết đứa này đến đứa kia thì chẳng khác gì bạn xúi giục chúng nó hãy gây thêm nhiều điều phiền toái nữa đi. Nếu mà tôi phải làm việc lâu dài trong một môi trường như vậy thì chắc tôi cũng đến hóa rồ lên mất thôi.

Đây chỉ là quan điểm hiện thời của tôi, và nó có thể sẽ thay đổi theo tuổi tác, thời gian. Nhưng hiện nay, qua chương trình đi thực tập này, với mục đích là để tự nhận xét bản thân mình, biết mình muốn gì trong hiện tại và trong 10 năm tiếp theo đó cũng như nhận thức được yếu điểm và ưu điểm của mình, tôi thậm chí sẽ không bao giờ thay đổi suy nghĩ hay cố gắng tự uốn nắn để thích ứng với việc dạy học trò tiểu học. Vì đơn giản là tôi sẽ chẳng bao giờ dạy trẻ em ở trình độ này cả. Ít nhất là cho đến khi tôi có con. Dạy kèm toán học sinh lớp 8 mà tôi đã phát bực khi chúng không chịu hiểu rồi. Không biết hồi còn nhỏ tôi có như thế không nhỉ, nhưng một điều chắc như bắp là tôi phải là một người thiếu kiên nhẫn.

Chắc chắn rằng tôi sẽ đi theo một ngành mà tôi phải cố gắng nhiều để vượt qua những thách thức, khó khăn chứ không phải một ngành mà tôi phải thách thức hay làm khó dễ người khác. Tôi cần một cái gì đó khác hơn là cách dùng đại từ sở hữu cho đúng hoặc nói một câu tiếng Anh đơn giản như "The gold is shinning".  Những cái tôi học ở trường trung học có ích lợi gì nếu tôi không thể sử dụng nó trong nghề nghiệp mai sau của mình ?

Tất nhiên một người quản lý không cần có kiến ​​thức về đại số học ở trình độ tuyệt đỉnh, nhưng nếu ở trường trung học bạn biết tiếng Anh hoặc tiếng Pháp tương đối khá hoặc gần như hoàn hảo thì nếu bạn làm về lãnh vực kinh doanh, giao dịch quốc tế, làm người quản lý thương hiệu, quản lý sản phẩm cho một công ty, bạn sẽ đem lại một hiệu quả cao hơn là làm giáo viên tiểu học dạy trẻ em phát âm từ "th" của tiếng Anh.

Nói tóm lại việc đi làm thực tập cho tôi thấy rõ hơn rằng cái nghề gõ đầu trẻ không phải là một nghề mà tôi sẽ theo đuổi. Nhưng tôi cũng đánh giá rất cao những người chọn ngành sư phạm vì họ là những người đặt một nền tảng giáo dục không nhỏ cho xã hội chúng ta. Không có họ tôi không thể nên người cũng như không có được những kiến thức như ngày hôm nay.

Lời nhắn của người chủ trang blog

Con gái tôi chưa nhận được điểm cho bài tường trình này của nó vì cô giáo ở trường tiểu học KGS đảm nhiệm việc theo dõi và góp ý cho nó trong những ngày nó thực  tập ở trường này còn đang nghỉ ốm dài hạn.
Tôi nghi rằng con vi khuẩn mà bà Hanne Baar đề cập đến, con vi khuẩn có khả năng cải tạo tư tưởng, có thể thay đổi tư duy của con người và biến chúng ta thành kẻ điên rồ, dường như đã len lỏi được vào trường tiểu học này và đóng đô ở đó luôn rồi.


************ Deutsche Originalversion ************

Neulich musste meine Tochter ein Schülerpraktikum absolvieren. Ich persönlich bin kein Fan von Praktika jeglicher Art. Erstens wird beim Praktikum Nichts außer Zeit-Verschwenden praktiziert und zweitens, Zitat eines Lehrers: Wenn behauptet werde, die Schüler bekämen Einblick in die Arbeits- und Wirtschaftswelt, dann werde ganz schlicht ein Ziel zum Ergebnis erklärt.



Und der folgende originalgetreue aktuelle Praktikumsbericht unserer Tochter bestätigt meine Ansicht.

Persönliches Resümee


Zu allererst muss ich erwähnen, dass der Beruf der Grundschullehrerin nicht mein „Traumberuf“ o.Ä. ist und es auch noch nie war. Der Praktikumsplatz an der Grundschule war wegen meiner schlechten Organisation des ganzen nur eine Notlösung. Da abgesehen von meinem eigentlichen Berufswunsches noch der des Architekten/Grafikdesigners/Werbedesigners o.Ä. in Frage kommen würde, hatte ich eigentlich vor in Branchen in diesem Bereich mein Praktikum zu machen, doch ich hatte mich wirklich bei vielen, vielen Büros beworben und diese hatten anscheinend keinen Bedarf an Praktikanten, ich musste also rechtzeitig noch einen Platz finden. Da ich die KGS Grundschule früher selbst auch besucht habe, dachte ich mir, es wäre einen Versuch wert, dort mal nachzufragen.

Also lautet die Antwort auf die Frage, ob das Praktikum denn meinen Berufswunsch verstärkt oder verändert habe natürlich: Ja. Das Praktikum hat eher gesagt meine Abneigung gegenüber diesem Beruf verstärkt. Wer sich für das Studium des Lehramtes oder speziell des Grundschullehramts entscheidet, sollte in erster Linie Freude am Umgang mit Kindern haben, geduldig sein und auf die Bedürfnisse von Kindern eingehen können. Und diese Eigenschaften besitze ich auch, aber nur in einem gewissen Maße.


Nach der ersten Woche ungefähr fing die ganze Arbeit an, mich zu nerven. Die Kinder sind wirklich nett gewesen, aber ich persönlich komme nicht damit klar, dass die Kinder ihren ganzen Lernstoff nicht verstehen, jedenfalls auf Dauer nicht. Ich weiß, dass ich kein unglaublich geduldiger Mensch bin, dennoch kann ich mich in den meisten Fällen beherrschen. Doch wenn man jeden Tag mit Kindern arbeiten muss, für die all die Sachen, die für einen selbst alltäglich erscheinen, nicht verständlich sind, verliert man einfach irgendwann die Nerven. So erging es mir jedenfalls und mir ist auch klar, dass dies an meiner Persönlichkeit liegt. Es gibt ja wie ich gesehen habe auch sehr viele Lehrer/innen, denen das Lehren Spaß macht und die mit diesen Dingen leben können. Vielleicht bin ich auch noch zu jung, um diese Geduld zu haben, aber ich kann mir nicht vorstellen, dass meine Abneigung gegenüber dieser Lehre von anspruchslosem Stoff jemals verschwinden wird. Ich weiß, dass all dies Basiswissen ist und dass es für die meisten Kinder natürlich eine größere Herausforderung ist, all das zu verstehen als für mich, aber es gibt nun mal Menschen, die diese Sache akzeptieren und sich darauf einstellen können; und dazu gehöre ich definitiv nicht.

Außerdem war ich es so Leid mit manchen Einzelfällen zu arbeiten, die derart inkompetent für ihr Alter und ihre Klassenstufe sind. Die Kinder waren alle wirklich nett und lieb, aber was für ein Verhalten mir manchmal von ihnen dargeboten wurde, ist für mich selbst einfach inakzeptabel und unerträglich. Wie gesagt, in der ersten Woche hat mir das nichts ausgemacht, aber auf Dauer war es dann mit jedem Mal mehr eine Qual. Ich habe ehrlich gesagt Angst, wie eine von den Betreuerinnen dort zu enden, welche immer offenkundig genervt durch die OGS marschiert ist, und sich nicht anders zu helfen wusste, als jedes Kind zu ermahnen, anzumeckern oder ihnen Strafen anzudrohen. Ja, in manchen Fällen brauchen die Kinder etwas mehr als eine kleine Bitte, um sich besser zu benehmen, aber wenn man dauerhaft genervt und schimpfend durch die Gegend läuft, stachelt das die doch Kinder nur an, mehr Ärger zu machen. Wahrscheinlich würde mir das auch passieren, wenn ich dauerhaft in solch einer Umgebung arbeiten müsste.


Dies ist zwar bloß meine jetzige Ansicht, und das kann sich mit dem Alter ja alles noch ändern, aber diese Zeit jetzt ist die, um mich selbst kennenzulernen wie ich genau jetzt und wahrscheinlich auch die nächsten 10 Jahre sein werde und meine Schwächen und Stärken festzustellen. Zudem will ich mich nicht einmal in dieser Hinsicht ändern bzw. versuchen, besser mit Grundschulkindern im Unterricht klar zu kommen, weil ich später einfach niemals auf diesem Bildungsstand unterrichten möchte. Jedenfalls nicht, bis ich einmal vielleicht selbst Kinder haben werde. Ich rege mich ja bereits auf wenn ich einem Achtklässler deren Stoff in Mathe zum Beispiel erklären muss, ob ich früher genauso gewesen bin oder nicht macht für mich keinen Unterschied, weil ich einfach nicht die Geduld dafür besitze.

Ich bin mir sicher, dass ich viel lieber in einem Beruf tätig sein will, der mich herausfordert, und nicht in einem, bei dem ich andere Herausfordern. Ich brauche etwas Anspruchsvolleres als zum Beispiel die Possessivpronomen in Deutsch oder simple Sätze wie „The gold is shining.“ im Englischen. Wozu lerne ich denn auf dem Gymnasium all diesen Stoff wenn ich ihn nicht direkt in meinem Beruf verwenden kann?

Natürlich braucht man als Manager kein Algebrawissen auf höchstem Level, aber wenn man auf dem Gymnasium ein beinahe perfektes Englisch oder Französisch o.Ä. entwickelt hat, kann man davon in internationalen Berufen wie Brand-Manager, Produktmanager und anderen Berufen im wirtschaftlichen Bereich viel mehr profitieren, als wenn man in einer Grundschule arbeitet und den Kindern beibringt „th“ auszusprechen.

Insgesamt hat mir das Praktikum also meinen Erwartungen entsprechend gezeigt, dass dies NICHT der Beruf sein wird den ich später gerne mal erlernen werde, ich aber die Leute zu schätzen weiß, die diese Berufe erlernen, weil sie das Fundament für die Bildung des größten Teils unserer Gesellschaft legen und ohne die ich jetzt nicht die Person wäre die ich jetzt bin und nicht das Wissen besäße, dass ich jetzt habe.

Anmerkung des Bloggers:
Eine Note zu ihrem Praktíkum hat unsere Tochter noch nicht bekommen, da ihr noch der Auswertungsbogen von der Pratikum betreuenden Lehrerin aufgrund langanhaltender Krankheit fehlt. Wir vermuten, dass der von Hanne Baar erwähnte "Virus", der unsere Denkprogramme umfunktioniert und uns in den Wahnsinn zu treiben versucht, sich in diese Grundschule erfolgreich eingenistet hat.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen