Freitag, 7. Februar 2014

Chế độ dân chủ Đức / Die deutsche Demokratie

Trong nhiều năm qua tôi đã đã có một cái hiểu sai lầm về nền dân chủ ở nước Đức.

Theo như định nghĩa được trình bày trong Wiki thì chế độ dân chủ là một hệ thống chính trị trong đó người công dân đóng một vai trò chủ yếu, được cùng tham dự vào sự quyết định của một chính sách. Đặc điểm của nền dân chủ là bầu cử tự do, nguyên tắc đa số, tôn trọng đối lập chính trị, hiến pháp, được bảo vệ các quyền cơ bản của con người và sự tôn trọng nhân quyền.
Tôi hiểu hết, trừ vấn đề bầu cử.

Khi đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của tôi còn học tiểu học, tôi luôn xem trọng việc đi họp phụ huynh và coi nó là một nghĩa vụ công dân có tầm cỡ quan trọng, cũng không kém hệ trọng như việc nhớ thanh toán đúng hạn các hóa đơn điện thoại di động nếu bạn không muốn mối quan hệ giữa bạn và con cái một sớm một chiều bị cắt đứt cái rụp - ý tôi muốn nói ở đây là sự liên lạc giữa bạn với nó qua tin nhắn của WhatsApp.

Ròng rã từ năm này qua năm khác, tôi tự nhủ với mình là đi họp phụ huynh là một việc hoàn toàn không phiền nhiễu hay lãng phí thời gian tí nào, mà đó còn là một cơ hội để tôi có thể trao đổi với giáo viên và giúp con tôi học hành tiến bộ hơn. Việc cấm học sinh đeo kiếng bơi trong giờ bơi lội chắc chắn phải có một lý do giáo huấn, một mục tiêu sư phạm nào đó rất sâu sắc, vì vậy mà cô giáo không cần phải trả lời câu hỏi của tôi ở một trong những buổi họp phụ huynh mà tôi không bao giờ dám vắng mặt là "Thưa cô, tại sao các em học sinh không được phép đeo kính bơi trong giờ bơi lội ?" .

Hay là vấn đề chí rận lây lan trong trường. Một đề tài năm nào cũng được nêu ra bàn bạc. Có lẽ vì các bậc phụ huynh đã không giặt quần áo, mũ len và khăn trải nệm bọc giường ở nhiệt độ  60°C trong vòng 30 phút (tôi thường giặt ở nhiệt độ 30°C trong vòng 1 giờ và 20 phút)  Cũng có thể bỏ chúng 2 ngày vào tủ lạnh đông đá ở nhiệt độ -10°C, hoặc cho vào túi ny lông bọc kín lại khoảng 4 tuần. Giải pháp nào tôi thấy cũng ... không ổn cả.

Và cứ hễ đến lúc tôi định xin phép cô giáo đi "xả nước cứu thân" là y như rằng cô giáo lại tuyên bố là đã đến giờ bầu cử đại diện phụ huynh học sinh. Same procedure every year. Năm nào cũng những khuôn mặt ứng cử viên quen thuộc. Năm nào cũng chỉ có … 2 người mẹ trung thành ấy giơ tay.

Ở vòng bầu cử đầu tiên, tôi cẩn thận viết tên của ứng cử viên mà tôi muốn bỏ phiếu cho vai trò trưởng ban đại diện phụ huynh học sinh. Bà mẹ tên A. Cô giáo đi gom các lá phiếu lại. Mở từng lá phiếu ra. Đọc tên người được bình chọn. Gạch một dấu trên bảng đen. Thủ tục được lập lại rập khuôn cho các lá phiếu tiếp theo.

Kết quả cuộc bầu cử thay đổi từ năm này qua năm khác, tùy theo là có 7 hay 8 phụ huynh tham dự cuộc họp này.

Ở vòng thứ hai, tôi lại cặm cụi viết tên của ứng cử viên mà tôi muốn bỏ phiếu cho vai phó ban đại diện phụ huynh học sinh. Bà mẹ tên B. Khỏi đoán mò cũng biết vì bà mẹ tên A đã được bầu làm trưởng ban ở vòng đầu rồi còn gì. Cô giáo đi gom các lá phiếu lại. Mở từng lá phiếu ra. Đọc tên người được bình chọn. Gạch một dấu trên bảng đen. Thủ tục được lập lại rập khuôn cho các lá phiếu tiếp theo.

Khi cô giáo tuyên bố kết quả ai đắc cử vai phó ban đại diện phụ huynh học sinh tôi luôn luôn làm nét mặt ra vẻ vô cùng ngạc nhiên, nếu không thì nền dân chủ nước Đức sẽ kết thúc ngay tại chỗ.

Trên đường về nhà tôi suy ngẫm miên man về ý nghĩa của tự do bầu cử theo chế độ dân chủ với hai ứng cử viên cho hai chức vụ với hai lá phiếu hình chữ nhật được cắt thật cẩn thận. Tôi không tìm ra câu trả lời cho sự việc này. Tôi tự an ủi mình rằng chế độ dân chủ ở Đức quá ư là cao siêu, cũng như trình độ hiểu biết của tôi về một nền dân chủ tự do chắc hẳn còn đang nằm trong giai đoạn phôi thai, chưa phát triển.

Cho đến ngày hôm qua.
Tôi tham dự một buổi giảng dạy về "Cách điều khiển một cuộc họp thường niên của hội đoàn theo đúng luật pháp". Ông luật sư giảng giải là chỉ có các đại biểu quốc hội của Đức cũng như các đảng trưởng của các đảng phái chính trị mới bắt buộc phải được bầu bằng cách bỏ phiếu kín. Công chúa ngủ trong rừng được đánh thức bằng nụ hôn của anh chàng luật sư trẻ.

Từ bao năm nay tôi đã phải miễn cưỡng chịu khuất phục ngồi xếp những lá phiếu xinh xinh, thật ngay ngắn, thật gọn gàng .
Từ bao năm nay tôi âm thầm nguyền rủa sự vô nghĩa của việc bầu cử ban đại diện phụ huynh học sinh.
Từ bao năm nay tôi đã hiểu sai bét về nền dân chủ ở nước Đức.

Để thực hành đúng quyền bầu cử theo chế độ dân chủ ở Đức, ta chỉ cần giơ một cánh tay lên là xong. Ai thiếu cơ bắp có thể ứng dụng phương pháp đơn giản của phép toán trừ: Tổng số phiếu thuận được tính từ cách trừ đi số phiếu chống và số phiếu trắng. Quá ư là thông minh bạn nhỉ ?

Một ví dụ nhỏ:
Trong một cuộc bầu cử hội trưởng ở một hội đoàn với 25 cử tri có tất cả là 19 phiếu thuận nhiều hơn số phiếu chống và có 2 cử tri thì bỏ phiếu trắng.
Hỏi: Có bao nhiêu cử tri đã bỏ phiếu thuận, và người hội trưởng có đắc cử theo thể thức được đa số bình chọn hay không ?

Cách tính của tôi:
phiếu chống+ phiếu thuận = tổng số cử tri - phiếu trắng
                   X + (X + 19)         = 25                     - 2
                  2X        + 19          = 23
                  2X                         = 23-19 = 4
                    X                          = 2
 
Chỉ với hai câu hỏi đơn giản bạn có thể giải bài toán đố trên trong vòng 2 phút.

Người phụ trách cuộc bầu cử:
- Ai phản đối ? Xin vui lòng giơ tay lên !
Đếm được 2 cánh tay run rẩy đưa lên.

Người phụ trách cuộc bầu cử:
- Ai không có ý kiến? Cũng xin vui lòng giơ tay lên ạ !
Thêm 2 cánh tay run rẩy khác.

Người phụ trách cuộc bầu cử vỗ vai ứng cử viên:
- Này anh bạn thân mến, anh đồng ý chứ hả ?
Anh vừa mới đắc cử làm tù trưởng mọi da đỏ với 21 phiếu thuận đấy !

Tôi yêu các phép toán đơn giản.
Tôi yêu nền dân chủ Đức. Nó đúng là một chế độ dân (dēmos) làm chủ (kratía ) và đưa ra quyết định sau một cuộc trưng cầu dân ý hay bầu cử theo thể thức đa số.
Chỉ trong vòng 2 phút.

                                          
Die deutsche Demokratie

Jahrelang habe ich die deutsche Demokratie missverstanden.

Laut Wiki ist Demokratie ein politisches System, bei dem das Volk eine wesentliche, mitbestimmende Funktion einnimmt. Typische Merkmale einer Demokratie sind freie Wahlen, das Mehrheitsprinzip, die Respektierung politischer Opposition, Verfassungsmäßigkeit, Schutz der Grundrechte und Achtung der Menschenrechte.
Ich habe alles verstanden, bis auf die Sache mit den Wahlen.

Als unsere allerliebste Tochter auf der ganzen Welt noch zur Grundschule ging, hielt ich die Teilnahme an jedem angekündigten Elternabend für eine ernst zu nehmende Verpflichtung, genau so ernst wie die pünktliche Zahlung der Mobiltelefonrechnung, wenn man nicht will, dass plötzlich die Verbindung zu seinem Kind - damit meine ich das mit dem WhatsApp - abrupt beendet wird.

Jahr für Jahr gaukelte ich mir vor, dass der Elternabend keine lästige und zeitaufwendige Angelegenheit, sondern vielmehr ein Austausch zwischen Lehrern und mir war, was den Leistungsfortschritt unseres Kindes optimierte. Ich war mir sicher, dass das Verbot des Tragens von Schwimmbrillen beim Schwimmunterricht einen tiefsinnigen pädagogischen Grund hat, so dass die Klassenlehrerin meine Frage nach dem „Warum-Nicht“ auch nicht zu beantworten brauchte.

Oder das Thema Kopfläuse. Ein Dauerbrenner, stand jedes Jahr auf der Tagesordnung. Wahrscheinlich lag es daran, dass die Kleider, Mützen und die Bettwäsche der mit Läusen befallen Kinder nicht bei 60°C für 30 Minuten gewaschen wurden (ich wasche sie i.d.R. bei 30°C für 1 Stunde und 20 Minuten, die Waschmaschine ist bei uns so default eingestellt). Alternativ können diese Gegenstände bei -10°C für zwei Tage im Gefrierfach aufbewahrt oder für ca. 4 Wochen in luftdichten Beuteln verpackt werden, was auch keine wirkliche Alternative sind.

Und wie immer, kurz bevor ich die Bio-Pause für mein kleines Mädchen ankündigen wollte, kam die Wahl der Elternvertretung. Same procedure every year. Es standen jedes Mal die gleichen Mütter zur Wahl. Und zwar niemals mehr als zwei.

In der ersten Wahlrunde schrieb ich den Namen meiner Wunschkandidatin als Vorsitzende der Elternvertretung. Frau A. Dann wurden die Stimmzettel eingesammelt. Stimmzettel öffnen. Name vorlesen. Striche auf die Tafel machen. Nächster Stimmzettel. 
Die Ergebnisse variierten von Jahr zu Jahr, abhängig davon ob 7 oder 8 Eltern am Elternabend teilnahmen.
In der zweiten Wahlrunde schrieb ich den Namen meiner Wunschkandidatin als Stellvertreterin der in der ersten Wahlrunde gewählten Vorsitzenden der Elternvertretung. Frau B versteht sich, denn Frau A hat sich ja zur Vorsitzenden in der ersten Wahlrunde bereits hochgearbeitet. Stimmzettel eingesammelt. Stimmzettel öffnen. Name vorlesen. Striche auf die Tafel machen. Nächster Stimmzettel. 
Ich musste bei der Bekanntmachung der Ergebnisse der zweiten Wahlrunde immer einen überraschten Gesichtsausdruck zeigen, sonst wäre die deutsche Demokratie hinüber. 

Auf dem Weg nach Hause grübelte ich nach dem Sinn der demokratischen freien Wahl für zwei Kandidaten auf zwei Posten mit sorgfältig abgeschnittenen viereckigen Stimmzetteln. Ich fand dafür keine Antwort. Ich tröste mich mit dem Gedanken, dass ich geistig für die deutsche Demokratie noch in der Embryophase sei.

Bis ich gestern das Workshop „Mitgliederversammlungen rechtssicher durchführen“ besucht habe. 

Nur die Abgeordneten des Deutschen Bundestages sowie die Vorstände politischer Parteien müssen in geheimer Wahl gewählt werden. Sagte der Kursleiter, ein Rechtsanwalt. Dornröschen wurde aus dem Schlaf geweckt. Jahrelang faltete ich widerwillig Stimmzettel. Jahrelang verfluchte ich den Unsinn der Wahl der Elternvertretung. Jahrelang habe ich die deutsche Demokratie missverstanden.
Zum Ausüben des deutschen demokratischen Wahlrechts reicht es, einmal die Hand hoch zu heben. Für Menschen mit schwacher Armmuskulatur bietet sich das Subtraktionsverfahren an: die JA-Stimmen lassen sich rechnerisch durch Subtraktion der NEIN-Stimmen und der Enthaltungen ermitteln. Schlauch, nee?

Ein kleines Rechenbeispiel:
Bei der Wahl eines Vereinsvorstandsvorsitzenden waren 25 stimmberechtigen Personen anwesend. Es wurden 19 Jastimmen mehr als Neinstimmen abgegeben. 2 Personen enthielten sich die Stimme. Wie viele Jastimmen wurden abgegeben und wurde der Vorsitzende mit einfacher Stimmenmehrheit gewählt?
Meine Rechnung:
Neinstimmen  + Jastimmen = Stimmberechtigte - Enthaltungen
         X             +     (X+19)     =           25              -          2
                               2X + 19   =           23
                                     2X     =           23 - 19        =        4
                                       X     =           2
Ob es stimmt?

Mit zwei einfachen Fragen wäre die ganze Zählung in 2 Minuten erledigt.
Wahlleiter:
- Wer ist dagegen? Bitte einmal Hand hoch.
Zwei zittrigen Hände wurden wahrgenommen.
Wahlleiter:
-  Wer enthält sich? Auch bitte kurz Hand heben.
Zwei andere zittrigen Hände wurden wahrgenommen.
Wahlleiter:
- Nimmst du die Wahl an, Kumpel? 
Du wurdest soeben mit 21 Jastimmen zum Indianerhäuptling auserkoren.

Ich liebe einfache Rechnungen.
Ich liebe die deutsche Demokratie. Sie ist wahrhaftig ein Demos (das Volk), welcher Entscheidungen in kollektiven Prozeduren (Wahlen oder Abstimmungen) trifft.
In 2 Minuten.

2 Kommentare:

  1. Man lernt nie aus :)))
    ni

    AntwortenLöschen
  2. :-)))))
    zur diesjährigen Regional- und Europa-Wahl bitte ich Euch doch vernünftig zur geheimen Wahl zu gehen. Du kannst auch Briefwahl beantragen. :-)))))
    Viel Spass! Ich hatte viel Spass beim Lesen!
    LG
    Hoa

    AntwortenLöschen