Nhà
tôi vốn gốc bắc kỳ chín nút (1954) nên tết đến là phải đầy đủ bánh chưng, cây
quất, cành mai. Bố tôi quê ở Thanh Hóa, có dính tí gốc miền trung thành ra rất thắt
lưng buộc bụng. Bánh chưng toàn bố tôi gói, cẩn thận từng chiếc lá dong, lá nào
không đủ đẹp thì bố tôi gói bánh chưng ... nhi đồng, bé bằng nửa chiếc bánh
chưng "chính quy" và nhân bánh là đường thẻ chứ không có tí thịt nào.
Cây quất thì đêm 30 Tết bố tôi mới đi khuân ở chợ hoa cuối năm về. Vừa rẻ
mà không phải ỉ ôi trả giá, lại tha hồ lựa trong đám quất mà chỉ vài tiếng đồng
hồ nữa, qua phút giao thừa, nó sẽ trở thành vô giá ... trị. Con cành mai
ư ? Bố tôi chẳng bao giờ phải đi mua một cành mai vàng nào cho ngày Tết cả. Bố
tôi có một chậu mai tứ quý để ở sân thượng. Mỗi độ xuân về tôi lại thấy bố tôi
cắt cắt xén xén mấy cành mai mảnh khảnh. Những ngày trong tháng chạp nhìn cây
mai của bố tôi đến là thương vì nó trơ trụi như gà bị vặt lông. Vài chiếc lá
non nhú ra đơn độc trông thật tội nghiệp. Chả bù với hình ảnh những cây huệ tây,
hoa to bằng hai bàn tay mà cho đến bây giờ nó vẫn là một ấn tượng không quên
trong trí óc tôi về chợ hoa lộng lẫy sắc màu ở đường Nguyễn Huệ những này cận Tết.
Thế
nhưng cứ đúng vào ngày mùng một là cây mai của bố tôi rộ lên vàng chói những
đoá hoa năm cánh xinh xinh. Và "bố bảo" chúng tôi chả đứa nào dám vặt
lấy một bông mai nào. Cũng không có cảnh treo bao lì xì lên cây mai. Cây mai đứng
đó, uy nghi như một vị công thần, rực rỡ đến độ Cao Bá Quát còn phải phán
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai
(Mười năm chu du tìm gươm báu
Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai)
Ở
Đức có hoa Forsythie thường được gọi là Âu Mai, nhiều nhánh, bông vàng nhỏ có bốn
cánh, nở rộ vào mùa xuân, độ khoảng tháng tư. Nhưng Tết ta đa số lại rơi vào
tháng một, tháng hai dương lịch nên tôi đào đâu ra một cành mai để chưng ba
ngày tết đây ? Năm nào đến độ Tết về (tôi phải dùng chữ "Tết về" vì bên Đức lúc ấy đang là
mùa đông sâu thẳm lạnh giá) tôi cũng vào rừng lội tuyết tìm một cây khô nào
cong cong vẹo vẹo nhiều nhánh, chặt một cành đem về, rồi cặm cụi cắt hoa mai
vàng từ giấy thủ công dán lên, treo vài bao lì xì cho ra vẻ ... Tết. Hồi đó còn
trẻ tôi có nhiều thì giờ hơn, mắt sáng hơn, tay không run nên hoa mai tôi cũng
nhỏ nhắn như hoa mai tứ quý của bố tôi, cũng có nhụy, có đài hoa năm cánh đàng
hoàng, lá xanh be bé, thưa thưa. Với tháng năm tuổi đời chồng chất, cơ thể béo
phì, mắt mờ, tay run, hoa mai của tôi cũng dần dần ... phình ra cho cân xứng với
độ lão hóa.
Thời
đại "ảo" tôi cũng "ai đu (I do) moa đu theo", không hì hụi
viết thiệp chúc tết bạn bè an khang thịnh vượng nữa, mà "ấp lốt"
(upload) hình cây mai "thủ công" của tôi vào "điện thư" -
chữ này tôi không học ở nhà trường mà học qua tự điển gú gồ (google) - kèm thêm
vài lời chúc nhau „tim mạch khai thông, mỡ đường ổn định“.
Lũ bạn kêu:
Lũ bạn kêu:
- Úi giời, hoa mai to thế, bón phân hoá
học Trung Quốc à ?
Cười.
Định trả lời "phân đức cống đấy" nhưng lại thấy như vậy thì chả là phụ lòng Cao Bá Quát quá ư ? Gõ lộc cộc bàn phím:
- Không, Đại Mộc Mai đấy !
Định trả lời "phân đức cống đấy" nhưng lại thấy như vậy thì chả là phụ lòng Cao Bá Quát quá ư ? Gõ lộc cộc bàn phím:
- Không, Đại Mộc Mai đấy !
Viết hay và dzui lắm Tố Hồng ui ! :)
AntwortenLöschenThấy tết xưa... tết xa... và những điều hay ho khác nữa trong đoản văn của Tố Hồng. Trang-Hân like nha :X.
AntwortenLöschen