Dienstag, 30. Oktober 2012

Thầy Menne đã nói rằng .../ Herr Menne hat gesagt ...

Buổi chiều. Vừa mới đi làm về. Đói. Mệt.

Một xe hơi (dài 5m) đang chạy với vận tốc 90km/giờ phải qua mặt một xe vận tải (dài 20m) đang chạy với vận tốc 70km/giờ. Như vậy thì tài xế lái xe hơi cần bao nhiêu thời gian để vượt qua chiếc xe vận tải ? Nên nhớ là phải tuân theo luật lệ lưu thông tức là phải giữ khoảng cách an toàn là 40m khi chạy đằng sau xe vận tải và khoảng cách an toàn là 30m khi chạy đằng trước xe vận tải.

Vật lý - Động học - Chữ bé quá. Để xem.

Con ghét môn vật lý“ - Đó là câu trả lời của đứa con gái con tôi cho cái bài làm ở nhà hóc búa này. Từ khi nó biết đọc, biết viết, mỗi lần chuyện gì không hài lòng nó là nó lại gào lên "Con ghét ...".

Tôi cũng không ưa môn vật lý lắm, mặc dù môn này ít trừu tượng hơn so với toán học. Tuy nhiên, đôi khi nó thật là tuyệt vời khi kết hợp vật lý cùng với toán học để mô tả và giải thích lại các mối quan hệ của những hiện tượng tự nhiên hay luật lệ trong thiên nhiên với kết quả là một phương trình toán học giải mã được tất cả.

Và đừng quên nhé: bài toán tính thời gian vượt qua một chiếc xe hơi là một trong những câu hỏi mà ai cũng ngán ngẩm khi làm bài thi lý thuyết đề lấy bằng lái xe hơi đấy con ạ, khi mà ta phải biết tính toán thời gian cần đủ để có thể phản ứng kịp thời, tính khoảng cách cần đủ để đạp thắng, tính đoạn đường cần đủ để xe ngừng lại kịp thời. Biết được các cách tính toán này là hầu như bằng lái xe đã nằm trong túi con rồi đấy, đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của mẹ[1].

Thật ra vật lý cũng không phải dở con à ! Một số vấn đề của vật lý thậm chí còn rất thú vị, chẳng hạn như Thiên văn học hay Vũ trụ học. Tại đài thiên văn ở Hangerweiher gần nhà mình, mẹ đã được thấy sao Thổ với những vòng đai của nó. Nhỏ tí ti. Chỉ to bằng đầu cây kim gút. Đó đối với mẹ mới là vật lý. Không phải phương trình s = 1/2 * a * t².

Có lẽ cũng một phần do hệ thống giáo dục ở Đức. Hồi đi học mẹ phải ôm những quyển sách vật lý dày cộm. Nhưng có lẽ thầy chỉ giảng dạy khoảng 70% những gì trong đó mà thôi. Quả thật là đôi lúc mẹ vặn nát cả óc ra mà không thể nhớ chút gì về môn vật lý để mà giải thích cho đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của mẹ một vấn đề gì đấy có liên quan đến vật lý.

Nhưng mà thầy Menne đã nói rằng:
- Y Chi, em không nên thù ghét ! Sự thù ghét sẽ làm đầu óc em ngu muội đi.

Đứa con gái đáng yêu nhất trên đời này của mẹ ơi, có lẽ con thử đề nghị với thầy dạy vật lý của con tổ chức dẫn học trò đi coi sao trời, quan sát các hành tinh trong vũ trụ ở cái đài thiên văn gần nhà mình xem sao, và đưa nó vào chương trình giáo dục thay vì phải làm bài toán tính đoạn đường cần có và đủ để vượt xe vận tải.

À quên nữa: Thầy Menne là thầy dạy Y Chi ở những năm tiểu học.


[1] cách gọi này là tôi bắt chước nhà văn Ephraim Kishon, ông luôn viết là "bà vợ đáng yêu nhất trên đời này của tôi"


Abend. Gerade von der Arbeit gekommen. Hungrig. Müde.

Ein PKW (Länge: 5m) mit konstanter Geschwindigkeit von 90km/h muss einen LKW (Länge: 20m) mit einer Geschwindigkeit von 70km/h überholen. Wie lange dauert der Überholvorgang, wenn der vom Fahrer eingehaltene Sicherheitsabstand hinter dem LKW 30 Meter und vor dem LKW 40 Meter beträgt?

Physik - Kinematik - Die Schrift zu klein. Mal gucken.

Ich hasse Physik - So war die Bemerkung meiner Tochter zu der obigen Hausaufgabe. Seit sie Lesen gelernt hat, war es schon immer ihre gängige Äußerung zu allem, was ihr nicht passte. 

Ich mag Physik auch nicht besonders, obwohl Physik weniger abstrakt als Mathematik ist. Es ist aber manchmal faszinierend, wie Naturerscheinungen bzw. Naturgesetze mit Hilfe der Mathematik in Gleichungen gepackt, die Zusammenhänge dargestellt und daraus die Erklärungen/Lösungen abgeleitet werden.

Und nicht zu vergessen: die Dauer des Überholvorgangs eines Pkw berechnen. So hast du, meine allerliebste Tochter der Welt, schon jetzt die immer wieder bei der theoretischen Fahrerlaubnisprüfung gefürchteten Rechenaufgaben von Reaktionsweg, Bremsweg und Anhalteweg in der Tasche.

Eigentlich ist Physik gar nicht so übel. Manche Themengebiete sind sogar hoch interessant wie z.B. Astrophysik oder Kosmologie. An der Sternwarte am Hangerweiher habe ich den Saturn mit seinen unverkennbaren Ringen sehen können. Winzig. Gerade so groß wie ein Stecknadelkopf. Das ist für mich Physik. Nicht s = 1/2*a*t²

Es liegt vielleicht am Bildungssystem. In der Schule hatte ich dicke Physikbücher gehabt. Aber vielleicht nur 70% davon wurden mir im Unterricht beigebracht. Wenn ich Y Chi etwas erklären soll, fällt es mir wirklich schwer, sich an den Physik Schulstoff zu erinnern.

Aber Herr Menne hat gesagt: Y Chi, du sollst nicht hassen! Haß blockiert deine Gedanken.

Vielleicht kannst du, meine allerliebste Tochter der Welt, deinem Physiklehrer vorschlagen, den Besuch der Sternwarte in den Lehrplan aufzunehmen, anstatt nur LKWs zu überholen.

Übrigens: Her Menne war Y Chi's Lehrer aus der Grundschule.
     
 

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen