Mới đây một người
bạn của tôi chuyển cho tôi xem một bài của "Tony buổi sáng" viết về
(click vào để xem toàn bộ bài viết) CHỦ NGHĨA HOÀN HẢO CỦA NGƯỜI ĐỨC.
Mới đọc qua thấy như là một sự thần tượng quá lố. Tôi đã sống ở nước Đức lâu
năm, đã đi học ở trường trung học Đức, đã có dịp làm việc với nhiều người Đức
trong nhiều lãnh vực, không phải chỉ trong phương diện nghề nghiệp, nên bài của
anh "Tony buổi sáng" đã làm tôi phải bỏ chút thì giờ "nghiền ngẫm
sự đời" một tí.
Cái việc "Kỹ sư trưởng thiết kế một mẫu xe hơi mới sẽ
phải chịu trách nhiệm bằng tính mạng của mình cho độ an toàn của xe. Anh ấy sẽ
phải sẵn sàng chết đi để cả triệu người lái mẫu xe đó được an toàn trên đường
thiên lý" thì tôi không dám chắc mẫm là có hoàn toàn đúng hay không,
vì theo tôi biết thì ở Đức không ai bắt buộc phải đem tính mạng của mình để bảo
đảm cho chất lượng của sản phẩm mình làm ra cả. Nhưng tôi dám quả quyết một điều
là họ luôn làm đúng trách nhiệm được giao phó.
Nhưng cái tôi muốn trao đổi với anh "Tony buổi sáng" ở đây không phải là vấn đề cái thau của anh ấy dầm sương dãi nắng vẫn đỏ rực vì "Made in Germany", mà là việc "trồng người" của nền giáo dục Đức, "một nền giáo dục dựa trên sự kỷ luật vô cùng nghiêm khắc. Vì giáo dục nước Đức không tạo ra sản phẩm con người của ăn cắp và nói dối. Đứa ăn cắp và nói dối thì không kiêu hãnh được, không ngẩng đầu được[1]".
Nhưng cái tôi muốn trao đổi với anh "Tony buổi sáng" ở đây không phải là vấn đề cái thau của anh ấy dầm sương dãi nắng vẫn đỏ rực vì "Made in Germany", mà là việc "trồng người" của nền giáo dục Đức, "một nền giáo dục dựa trên sự kỷ luật vô cùng nghiêm khắc. Vì giáo dục nước Đức không tạo ra sản phẩm con người của ăn cắp và nói dối. Đứa ăn cắp và nói dối thì không kiêu hãnh được, không ngẩng đầu được[1]".
Ngoài cái việc ăn cắp thì tôi không rõ vì không thấy ghi trong quyển "Schulplaner" của con gái tôi, một kiểu sổ tay thời khóa biểu cho từng ngày học trong năm, nhưng các điều khác mà anh "Tony buổi sáng" đề cập đến thì hoàn hoàn đúng. Năm nào phụ huynh và học sinh cũng phải ký tên vào tờ đầu tiên của quyển sổ tay này, cam kết tuân theo các nội quy ghi trong ấy. Bản nội quy dài ... 5 trang, khổ giấy lớn A4 (21 cm x 29,7 cm), trong đó ghi đầy đủ các quy luật mà học sinh phải tuân theo như đi học đúng giờ, ăn mặc chỉnh tề, chào hỏi lẫn nhau, tôn trọng thầy cô, bạn bè, các nhân viên làm việc trong trường (không phân biệt là hiệu trưởng hay người lao công), không phá hoại, giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân, tập trung trong giờ học, làm bài tập đầy đủ v.v. ... Vị phạm sẽ bị phạt và bao giờ cũng trích dẫn điều luật chương số §53 của bộ giáo dục liên bang, trong đó có ghi rõ các hình thức trừng phạt, từ cảnh cáo, mời cha mẹ đến trường, cho đến thẳng tay đuổi cổ học sinh vi phạm kỷ luật ra khỏi trường và mức phạt cao nhất là không được phép học tại các trường công lập trên toàn quốc. Nghe thì có vẻ nghiêm khắc thật đấy nhưng tôi chưa bao giờ thấy ai bị phạt như vậy cả. Cao lắm là kêu cha mẹ lên mắng vốn hoặc dọa đuổi học vài ba bữa là đứa nào đứa nấy hồn vía lên mây hết cả rồi.
Trang đầu của sổ tay thời khóa biểu mà học sinh, thầy cô, phụ huynh gì cũng phải ký hết |
Năm con gái tôi
bắt đầu vào trung học (bên Đức tiểu học chỉ đến lớp 4), lần đầu tiên tôi phải
ký tên vào sổ tay thời khóa biểu nên tôi có đọc ... sơ qua. Tiểu học không
có màn "xin chữ ký", và hồi
tôi học trung học bên Đức thì mẹ tôi chưa được bảo lãnh sang để ký giấy "lỗi
tại tôi mọi đàng" nên tôi chưa hề ngó mắt tới những bản nội quy dài thòng
lòng như ... sớ táo quân này.
Mới đọc qua tôi tưởng ... diễu dở vì đó là những điều mà thật sự ai cũng cho là rất tự nhiên, đâu cần phải ghi ? Và tôi cũng chẳng bao giờ quan tâm, năm nào cũng ký như máy chẳng khác gì tài tử Hollywood ký ngoay ngoáy cho "phen"[2] ái mộ mình. Mấy năm sau tôi còn không thèm đọc qua nữa mặc dù năm nào nội quy cũng có thay đổi chút chút cho ... hợp thời trang, chẳng hạn như về sau này có cho phép học sinh buổi trưa được ra khỏi khuôn viên nhà trường để đi mua đồ ăn nếu ... cha mẹ có ký giấy cho phép (lại được ký nữa !).
Mới đọc qua tôi tưởng ... diễu dở vì đó là những điều mà thật sự ai cũng cho là rất tự nhiên, đâu cần phải ghi ? Và tôi cũng chẳng bao giờ quan tâm, năm nào cũng ký như máy chẳng khác gì tài tử Hollywood ký ngoay ngoáy cho "phen"[2] ái mộ mình. Mấy năm sau tôi còn không thèm đọc qua nữa mặc dù năm nào nội quy cũng có thay đổi chút chút cho ... hợp thời trang, chẳng hạn như về sau này có cho phép học sinh buổi trưa được ra khỏi khuôn viên nhà trường để đi mua đồ ăn nếu ... cha mẹ có ký giấy cho phép (lại được ký nữa !).
Tôi phải thành thật công nhận rằng người Đức hay thật, họ rèn luyện kỷ cương nhưng vẫn dựa trên quy tắc dân chủ. Ngẫm nghĩ kỹ tôi mới thấy là nếu chỉ nhìn bên ngoài, thấy học sinh cãi thầy như “hát hay” thì ta sẽ cho là học sinh Đức "bố láo" quá ! Nhưng nếu cái "bố láo" ấy không vi phạm những nội quy của nhà trường thì chả sao cả, xứ dân chủ mà, tha hồ phát ngôn, nhưng không được xúc phạm đến danh dự người khác, không được mạ nhục người khác. Thành ra khi các em học trò học đến lớp 11, 12, chúng nó gần như đã thành người lớn, có trách nhiệm cho suy nghĩ và hành động của mình, biết giữ kỷ luật, biết tôn trọng người khác và biết giữ danh dự, những đức tính cần có để trở thành một công dân tương lai của một đất nước giàu mạnh.
Đôi lúc tôi cũng "proud to be a german"... trên giấy tờ (vì tôi đã nhập quốc tịch Đức lâu rồi), nhưng không dám nói ra, sợ người ta cười cho là mình ... mất gốc (mà thật sự theo gia phả thì ông tổ dòng họ tôi là người Tàu sang Việt Nam lập nghiệp vào khoảng đầu thế kỷ 13). Nói với người Đức thì sợ họ kêu "mày mắt hí, mũi tẹt, da vàng, Đức ... cống thì có !".
Một nỗi khổ tâm của những kẻ sống lưu vong, không có nơi nào để gọi là quê hương, neither Vietnam, nor Germany.
Juli 2015
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen