Freitag, 9. November 2012

Được làm vua / The winner takes it all

Hôm nay tôi có cuộc hẹn phỏng vấn để xin vào làm một chỗ mà công ty tôi đang cần người thay thế.
Tuy chỉ là một cuộc phỏng vấn nội bộ với nhân viên của công ty chứ không phải là phỏng vấn kiếm một nhân viên mới, tôi cũng phải trải qua những thủ tục "thi vấn đáp" như thường, tức là hỏi và trả lời.

Cuộc phỏng vấn cuối cùng mà tôi đã trải qua là cách đây khoảng hơn 10 năm, vì vậy tôi cũng thấy hơi "khớp". Chuyện đó cũng dễ hiểu thôi. Sự cạnh tranh trong ngành công nghệ thông tin rất lớn, đơn giản vì đó là một nghề nghiệp thuộc về lãnh vực thống trị của nam giới. Hồi đó khi chọn học ngành này tôi không hề thắc mắc là sau này ra đi làm kiếm tiền thì sẽ như thế nào. Thậm chí suýt tí nữa tôi đã chọn học toán, nhưng may mà vào thời điểm ấy môn khoa học máy tính là một môn rất được yêu chuộng nên tôi quyết định thôi không học toán nữa.

Chương trình đại học tương đối "ok". Tôi chỉ phải mọt sách và làm bài thi, không có áp lực là phải học giỏi hơn người khác.
Vì vậy tôi bàng hoàng như người vừa thức tỉnh sau cơn mơ với cuộc phỏng vấn đầu tiên. Tự nhiên ở đâu ra chợt xuất hiện vô số những thanh niên trẻ măng, ăn mặc lịch sự, tràn đầy nhiệt huyết, cũng cùng đi tham gia cuộc phỏng vấn để tranh giành cái chỗ làm mà tôi mất biết bao nhiêu công sức, năng lượng mới chiến đấu vào được đến vòng cuối là được mời vào phỏng vấn. Phỏng vấn với tốc độ "dây chuyền". Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp. Phản ứng như cái máy khi phải tranh đua với nhau trong các cuộc thi tuyển về thuyết trình, nghiên cứu, phân tích một vấn đề nào đó, đóng những vai trò khác nhau, thảo luận, soạn thư từ v.v.

Thằng nào giỏi nhất thằng đó thắng. Không có giải nhì trong cuộc chạy đua tìm kiếm việc làm này.

The winner takes it all
The loser's standing small
Beside the victory
That's a destiny

Tạm dịch là:

Được làm vua
Thua làm giặc
Đó là số phận kẻ bại trận
Than trách gì ai

Không thể nào thay đổi số phận? Được chứ ! Tôi có thể chọn học một ngành khác, một nghề nào đó mà cuộc chạy đua tranh giành công ăn việc làm không đến nỗi khó khăn lắm, chẳng hạn như ... nha khoa. Bạn chỉ phải cạnh tranh với các cô tú cậu tú khác để kiếm một chân ở đại học nha khoa. Cuộc chạy đua này nhẹ nhàng hơn nhiều vì bạn có cả thế giới đang mở rộng vòng tay để đón bạn. Không xin được ở trường đại học München thì ta xin trường ở Berlin. Hoặc sang Luân Đôn học ở Univeristy College ? Tất cả những đầu tư đó sau này sẽ được đền bù hậu hĩnh.

Đương nhiên là chúng ta cũng cần có sự hứng thú trong ngành học mà ta đã chọn, cũng như trong nghề nghiệp sau này của mình. Nhưng, nếu theo như tính toán sau đây của tôi:
- có khoảng 5 năm hứng thú ở đại học
- có khoảng 5 năm hứng thú trong công việc
- và khoảng 45 năm để theo đuổi một nghề nghiệp mà sau 5 năm kinh nghiệm có thể ta vẫn còn thấy chút gì thú vị đấy, nhưng không mang lại nhiều tiền hơn như ta mong đợi
thì có lẽ hồi đó tôi đã chọn học ngành nha rồi.

Cái đam mê về toán học và luận lý học (logic) của tôi vẫn có thể phát huy được khi dùng thu nhập của một nha sĩ để thách thức những con số trên bàn chơi ở các sòng bài của Las Vegas vậy ?.



The winner takes it all

Heute habe ich eine Art Vorstellungsgespräch gehabt. Es ging um die Bewerbung einer in Kürze frei gewordenen internen Stelle.

Der Verlauf war wie bei jedem anderen Interview. Man stellte sich vor. Man wurde gefragt.

Mein letztes Vorstellungsgespräch lag über 10 Jahre zurück, daher war ich ein wenig aufgeregt. Kein Wunder, in meinem Beruf ist der Konkurrenzkampf hart, da Männer die IT-Welt dominieren. Als ich damals Informatik als Studienfach gewählt habe, habe ich nie Gedanken darüber gemacht, wie es später im Berufsleben aussehen wird.  Noch schlimmer, ich hätte sogar fast Mathe studiert, wenn nicht damals Informatik an der TU Braunschweig so begehrt war.
Das Studium war noch einigermaßen ok, ich musste nur lernen und Prüfungen ablegen. Es gab keine Konkurrenz, kein Druck, besser zu sein als andere.
Böses Erwachen kam mit dem ersten Interview. Plötzlich tauchten blutjunge, fein angezogene, voll mit Energie geladene Hochschulabsolventen auf, die sich um dieselbe Stelle bewarben, für die ich mit Not und Mühe bis zum Vorstellungsgespräch durchgekämpft habe. Interviews im Fließbandtempo. Englisch als Kommunikationssprache. Accesment Center mit den typischen gefürchten Aufgaben: Präsentation, Fallstudie, Rollenspiel, Gruppendiskussion, Postkorbübung.
Der Beste gewinnt. Es gibt kein zweiter Gewinner bei der Jobsuche.

The winner takes it all
The loser's standing small
Beside the victory
That's a destiny

Couldn't change the destiny? Doch, ich hätte vielleicht was anderes studieren sollen, wo der Erwerbskampf auf dem Arbeitsmarkt geringer ist, z.B. ... Zahnmedizin. Dafür müßte man aber früher, und zwar direkt nach dem Abitur, bereits mit anderen Hochschulanwärtern um einen Studienplatz ringen. Dieser Wettlauf ist weniger anstrengend, da viele Tore und Türe noch offen sind. Schafft man den Studiengang in München nicht, da kann man nach Berlin umschwenken. Oder lieber in England auf der University College London? Alle Investitionen werden später fürstlich belohnt.

Natürlich sollte das Studium und später der Beruf einem Spaß machen. Aber wenn ich so nachrechne:
- etwa 5 Jahre Spaß im Studium haben,
- etwa 5 Jahre Spaß im Job haben,
- etwa 45 Jahre einem Beruf nachgehen, der nach den ersten 5 Jahren Berufserfahrung vielleicht immer noch ein bißchen Spaß macht aber wenig Geld einbringt,
dann hätte ich doch vielleicht Zahnmedizin studieren sollen.

Meine Vorliebe für Zahlen und Logik könnte ich eventuell mit einem Zahnmediziner-Einkommen am Spieltisch in Las Vegas ausleben.

Harrah's Hotel Lobby - Las Vegas - August 2011

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen